Lượt xem: 2344
LÝ LỊCH DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CHÙA WATHSÊRÂYTÊCHÔ - MAHATUP (CHÙA MÃ TỘC - CHÙA DƠI)
LÝ LỊCH DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CHÙA WATHSÊRÂYTÊCHÔ - MAHATUP  (CHÙA MÃ TỘC - CHÙA DƠI)

I- TÊN GỌI:

 Chùa Dơi tên thật là Wathsêrâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về sau đồng bào người Việt và người Hoa đọc trại từ Mahátup thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có nhiều người gọi là: “Chùa Mã Tộc”.
Từ “Mã Tộc” cũng được gọi cho một địa danh từ một ngã ba đường tẻ vào Chùa Dơi, như một làng nhỏ. Dân cư hầu hết là ba dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer).


II- ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỔ DI TÍCH - ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:

 Chùa Dơi  thuộc khóm 9, phường 3, TPST. Đông- Tây giáp khu dân cư. Nam giáp  ruộng. Bắc giáp lộ Mã Tộc.  Được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia tại Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT ngày 12/02/1999.
Chùa cách trung tâm thành phố Sóc Trăng gần 3 km về phía Tây nam. Đi theo trục lộ  Lê Hồng phong đến chợ Mùa Xuân rẻ phải là con đường nhỏ lộ Mã Tộc, đi khoảng 01 km đến chùa. 

III- SỰ KIỆN - NHÂN VẬT LỊCH SỬ:

Theo người dân tộc Khmer, Mahatup là trận đánh lớn (Tup: trận đánh; Maha: lớn). Trận đánh này hàm chỉ một địa điểm, một tuyến đường kéo dài 2 km. Nơi đây đã diễn ra một trận đánh ác liệt của phong tráo nông dân nổi dậy chống phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ bàn bạc nhau, cho rằng vùng đất này có điềm lành (đất lành) nên họ xây chùa thờ Phật. Như để có một đấng tối cao che chở cho họ (vì các trận đánh của phong trào nông dân ở những nơi khác đều bị thất bại, nhưng đến nơi đây trận đánh ác liệt và đã giành thắng lợi).
Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại có ghi chép: Chùa được khởi công xây dựng từ năm  1569 dl, cách nay 429 năm. Do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Từ trước đến nay Chùa trùng tu nhiều lần. Năm 1960 Chùa sửa chữa lớn ở chánh điện, đến nay Chùa cũng đang có kế hoạch trùng tu sửa chữa.
Chùa là nơi diễn ra những nghi lễ truyền thống của dân tộc như:
- Lễ vào năm mới (Bon Châul Chnam Thmei): còn gọi là lễ chịu tuổi, thường được tổ chức vào thàng tư dl (nhằm ngày giữa tháng tuỳ theo năm), cử hành trong vòng 3-4 ngày.
- Lễ cúng Ông bà (Pithi Sèn Đâunta): Lễ Đâunta được tổ chức 03 ngày mỗi năm, từ 29 tháng 08 đến 01 tháng 09 al.
- Lễ cúng trăng “đút cốm dẹp” (Bon Sâm Peah Preah Khe. Hoặc Âks Âm Bok):  Mỗi năm vào ngày 15 tháng 10 âl, đồng bào khmer tổ chức cúng trăng để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng, coi như một vị thần điều tiết mùa màng, đã giúp họ làm ăn được khá giả trong năm. Sôi nổi nhất là trong dịp cúng trăng, đồng bào khmer tổ chức cuộc đua ghe Ngo rất vui tươi và hào hứng.
Ngoài các lễ truyền thống, trong nhà chùa hàng năm còn tổ chức các lễ bắt nguồn từ Phật giáo.
- Lễ ban hành giáo lý (Bon Meakh Bâuchea): Tổ chức vào ngày 15 tháng 01 âl, là một thể thức thường niên của các chùa khmer, để nhắc nhở các tín đồ nhớ ngày ban hành giáo lý của đức Phật.
- Lễ Phật Đản (Bon pisakh Bâuchea): Khác với một số nơi theo Phật giáo tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 08 hoặc 15 tháng 4 âm lịch, người khmer làm lễ sinh nhật đức Phật sau đó một tháng theo quy tắc của phái Tiểu thừa tức tháng trăng tròn của tháng 5 âm lịch là ngày Phật đắc đạo và cũng là ngày viên tịch nhập Niết Bàn.
- Lễ Nhập hạ (Bon Châul Vâssa): Hàng năm cứ đến đầu mùa mưa, vào ngày 15 - 6 âm lịch nhà chùa tổ chức lễ nhập hạ cho các sư sãi (Vâssa có nghĩa là mùa mưa. Vì mưa vào mùa hạ nên người ta gọi là lễ “Nhập hạ”).
- Lễ xuất hạ (Bon Chênh Vâssa): Được tổ chức từ chiều ngày 14-9 âm lịch đến trưa 15 chấm dứt. Đây là lễ chấm dứt 3 tháng nhập hạ của sư sãi khmer. Sau lễ này, các nhà sư lại có quyền rời chùa đi khất thực hay thăm viếng gia đình.

IV- LOẠI HÌNH DI TÍCH: 

           “Chùa Dơi” thuộc loại hình di tích danh lam thắng cảnh.

V- KHẢO TẢ DI TÍCH:

 “Chùa Dơi” nằm trong phạm vi phường 3, thành phố Sóc Trăng, trên trục lộ Lê hồng Phong từ thành phố Sóc Trăng đến Mỹ Xuyên, ở đoạn giữa trục lộ có một con lộ rẻ về bên phải, tiếp tục đi (lộ Mã Tộc) khoảng 1km đến chùa. Toàn bộ khuôn viên chùa khoảng 1 hecta, bao bọc xung quanh chùa là những tán cây cổ thụ rậm rạp (cây dầu, cây sao, cây vú sữa, cây thốt nốt, tre,…) nơi có rất nhiều dơi đậu trên những tán cây này.
Đến khuôn viên chùa, ta nhìn thấy cổng chùa về hướng Tây - Bắc, cổng chùa được xây dựng kiến trúc tôn giáo trang trí các hoạ tiết các hoa văn hình cánh sen và hoa cà ri cách điệu. Cổng nằm sát lề đường Mã Tộc. Chùa bao gồm các công trình kiến trúc như: Ngôi chính điện, ngôi sala (nhà hội của sư sãi và tín đồ), nhà ở sư trụ trì, sư sãi, các tháp đựng tro cốt người chết, nhà khách.

 

 

 


ARCHITECTURAL BACKGROUND WATHSÊRÂYTÊCHÔ - MAHATUP PAGODA (MA TOC - BAT PAGODA)

I - CALLED NAME:

 Bat Pagoda's real name is Wathseratecho - Mahatup (transliterated from Khmer lnaguage). Later, the Vietnamese and Chinese people read Mahatup to "Ma Toc". Therefore, many people call it: "Ma Toc Pagoda".
The word "Ma Toc" is also called as a place leading to the Bat Pagoda, like a small village. The population is mostly with three ethnic groups ( Kinh, Hoa, and Khmer).

II - LOCATION OF DISTRIBUTION AND WAYS TO THE PLACE:

 Bat Pagoda is located in cluster 9, ward 3, Soc Trang city. East-West borders the residential area. The South borders rice fields, and the North borders small Ma Toc Street. The Pagoda was ranked by the Ministry of Culture and Information as a National Monument of Architecture and Art at the Decision No. 05/1999/QD-BVHTT dated February 12, 1999.
The pagoda is about 3 km southwest of Soc Trang city center. Follow the road Le Hong Phong to the Spring Market, make a right turn to Ma Toc street, go about 01 km to the pagoda.

III - EVENTS - HISTORY CHARACTERS:

 According to ethnic Khmer, Mahatup is a great battle (Tup: battle; Maha: great). This battle refers to a location, a road with 2 km long, where a fierce battle of the peasants rebelling against feudalism in the past took place. After that battle, the evacuated people returned to live, thinking that this land had a good omen (auspicious land), so they built a temple to worship Buddha, considered as supreme being to protect them (because the battles of the peasant movement in other places were defeated, but the battle here was fierce, but won).
According to the ancient bibliography of the pagoda, there is a record: The pagoda was started construction in 1569 (solar year) , 429 years ago by Mr. Thach Ut. Since then, the pagoda has been restored many times. In 1960, the pagoda underwent major repair in the main hall, so far the pagoda is also planning to be restored and repaired.
The pagoda is the place where traditional ceremonies of the nation take place such as:
- New Year Celebration (Bon Chaul Chnam Thmei): also known as the coming of age ceremony, is usually held in the fourth lunar month (on the middle day of the month depending on the year), celebrated within 3-4 days.
- Ceremony of Worshiping Ancestors  (Pithi Sen Daunta): The Daunta festival is held for 3 days a year, from August 29 to September 1 (lunar year).
- The ceremony of worshiping the moon (Bon Sam Peah Preah Khe or Aks Am Bok): Every year on October 15 (lunar year), the Khmer people organize a moon worshiping ceremony to remember the merits of the moon, a god who regulates the crops, helps them do well during the year. Most excitingly, on the occasion of worshiping the moon, the Khmer people organize a very joyful and exciting Ngo boat race.
In addition to the traditional ceremonies, ceremonies originating from Buddhism are also held annually in the pagoda.
- Ceremony of giving teachings (Bon Meakh Băchea), held on January 15th, is an annual practice of Khmer pagodas, to remind devotees to remember the date of promulgation of the Buddha's teachings.
- Buddha's Birthday (Bon pisakh Băchea): Unlike some Buddhist places, which celebrate Buddha's Birthday on the 8th or 15th day of the 4th lunar month, Khmer people celebrate Buddha's birthday one month later according to the rules of the sect of  Hinayana. This means the full moon month of the 5th lunar month is the day the Buddha attained enlightenment and also the day he passed away to Nirvana.
- Summer Entry Ceremony (Bon Chaul Vassa): Every year at the beginning of the rainy season, on the 15th - 6th day of the lunar calendar, the pagoda organizes the summer entry ceremony for the monks (Vàssa means the rainy season. It is called the "Summer Entry" ceremony).
- The ceremony of Summer departure (Bon Chenh Vàssa): Held from the afternoon of the 14th day of the 9th lunar month to the 15th of noon. This is the ceremony to end the 3 months of the Khmer monk's summer retreat. After this ceremony, the monks have the right to leave the temple to beg for food or to visit family.

IV - TYPE OF REGION:

 "Bat Pagoda" belongs to the type of scenic relic. IT

V - BRIEF DESCRIPTION:

 "Bat Pagoda" is located in ward 3, Soc Trang city, on Le Hong Phong street from Soc Trang city to My Xuyen district. In the middle of the way, there is a small street to the right leading about 1km to the pagoda. The entire temple campus is about 1 hectare, surrounded by dense old trees (oil tree, palm tree, bamboo,...) where there are many bats perching on the canopies. 
Arriving at the pagoda, we can see the gate to the West - North, the gate of was built with religious architecture decorated with stylized lotus and curry flowers. The gate is located close to the roadside of Ma Toc. The pagoda includes architectural works such as: the main hall, the sala (the meeting house of monks and followers), the houses of the abbot and the monks, the stupas and the guest house.


 

 

VIDEO
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 4/02/2025 (04/02/2025)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 2/02/2025 (03/02/2025)
1 
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
  • Tất cả: 2626818
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Sóc Trăng
Địa chỉ: 93 đường Phú Lợi, phường 2, Tp Sóc Trăng
Điện thoại/Fax: 02993 822182
Mail: ubndtp@soctrang.gov.vn
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử UBND Thành phố Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.